Cảnh sát cơ động làm việc như thế nào?
Cảnh sát cơ động thường hoạt động vào giờ ban đêm
Thông thường, chúng ta chỉ thấy cảnh sát cơ động thực hiện nhiệm vụ vào ban đêm trong khi ban ngày lại rất ít thấy họ làm việc. Chỉ riêng các trường hợp tình trạng giao thông quá đông đúc phức tạp cần thêm sự hỗ trợ của đội cảnh sát cơ động. Tại sao lại như vậy?
Tại Điều 3 của Pháp lệnh Cảnh sát cơ động 2013 định nghĩa thì đây chính là lực lượng nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. Đây là đơn vị lực lượng thuộc Công an nhân dân.
Nhiệm vụ của lực lượng cảnh sát cơ động là phải tổ chức tuần tra, kiểm soát các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự an toàn xã hội. Bên cạnh đó, cảnh sát cơ động sẽ phải tiến hành các hoạt động điều tra và xử lý các hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ.
Theo đó, thời gian làm việc của các chiến sĩ cơ động thường sẽ chia theo ca và tuần tra vào ban đêm. Ca 1 sẽ bắt đầu từ 21 giờ đến 1 giờ sáng hôm, ca 2 sẽ làm việc trong khung từ 1 giờ đến 5 giờ sáng. Sang mùa đông, thời gian kết thúc của mỗi ca sẽ muộn hơn bình thường một tiếng, tức ca 1 sẽ lùi xuống 2 giờ sáng đồng thời là thời điểm bắt đầu của ca 2 đến sáng.
Cũng như ở trên đã nói, trong một số trường hợp đặc biệt khác, cảnh sát cơ động vẫn có thể được huy động để tuần tra, kiểm tra và xử lý vào giờ cao điểm từ 15 giờ đến 19 giờ.
Cảnh sát cơ động được phạt tài xế xe ô tô đối với những lỗi vi phạm nào?
Cảnh sát cơ động được phép xử phạt tài xế xe ô tô nếu vi phạm
Theo quy định của Luật giao thông đường bộ được ghi tại điều 70 của Nghị định 46/2016/NĐ-CP, cảnh sát cơ động có quyền được phép xử phạt người điều khiển xe ô tô đối với những lỗi sau:
Như vậy, qua những thông tin về luật xe ô tô trên đây Oto.com.vn hi vọng các bác tài xế sẽ lái xe cẩn thận và đúng quy định của Luật giao thông đường bộ, qua đó sẽ không bị cảnh sát giao thông hay cảnh sát cơ động “bắt phạt”.
(Nguồn ảnh: Internet)