Khi xe mất phanh, trong nhiều trường hợp tài xế không đủ thời gian để phản ứng vì tình huống xảy ra đột ngột. Nếu còn thời gian, tài xế cố gắng hít một hơi thật sâu để lấy lại bình tĩnh. Có 2 phương pháp được các tài xế giàu kinh nghiệm lái xe truyền tai nhau là phanh bằng động cơ (về số thấp) hoặc sử dụng phanh khẩn cấp, ngoài ra còn có một số biện pháp khác cũng có hiệu quả. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cả hai phương pháp này.
Cách 1: Cách phanh bằng động cơ (về số thấp)
Kỹ thuật này được sử dụng phổ biến nhất để dừng xe khi mất phanh, bằng cách ghì số qua đó làm giảm vận tốc của xe. Gọi một cách đơn giản là phương pháp phanh động cơ, phương pháp này hoạt động bằng cách chuyển xe về số thấp (D1, D2, D3, L), lúc này xe sẽ đi chậm lại.
Bước 1: Bật đèn cảnh báo nguy hiểm để cảnh báo cho các phương tiện khác biết
Mặc dù ngay lúc này các phương tiện khác không biết chuyện gì đang xảy ra với xe của bạn. Tuy nhiên, đèn cảnh báo nguy hiểm sẽ báo hiệu cho các tài xế khác biết rằng xe ô tô bạn đang gặp phải vấn đề và nên tránh xa. Đèn cảnh báo nguy hiểm thường là một nút hình tam giác màu cam trên bảng điều khiển.
Bước 2: Rời chân ra khỏi chân ga và tắt điều khiển hành trình
Khi bỏ chân ra khỏi chân ga, xe sẽ bắt đầu giảm tốc độ, chỉ nhờ ma sát và trọng lực. Nhưng để an toàn hơn, hãy tắt kiểm soát hành trình bằng tay.
Bước 3: Chuyển xe về các số thấp
Nếu bạn đang lái một chiếc xe số sàn, giữ chân côn và chuyển xe về các số thấp hơn. Chiếc xe sẽ bắt đầu chậm lại. Sau đó, tiếp tục chuyển xe xuống số thấp hơn đến khi xe chậm lại. Nếu bạn đang điều khiển xe số tự động, chuyển xe xuống số L hoặc D1, D2, D3.
Bước 4: Lái xe qua một bên đường
Tìm kiếm một địa điểm ở trên đường để có thể đỗ xe an toàn và tránh dừng xe ở giữa đường hoặc các địa điểm có thể gây nguy hiểm cho các phương tiện khác.
Bước 5: Nhấn liên tục phanh
Khi phanh bị hỏng, thường thì chỉ bị hỏng một phần. Nếu bạn nhấn đủ lực, khả năng cao phanh xe vẫn còn có tác dụng. Nếu nó vẫn còn có tác dụng, bạn ấn phanh liên tục để giảm tốc độ của xe.
Cách 2: Sử dụng phanh tay (phanh khẩn cấp)
Nếu xe không dừng lại, hãy kéo phanh khẩn cấp lên. Phanh khẩn cấp vẫn có thể hoạt động ngay cả khi các phanh khác không có tác dụng. Việc sử dụng phanh khẩn cấp sẽ kém hiệu quả hơn so với cách phanh bằng động cơ. Nó có thể dừng xe an toàn ở tốc độ thấp. Tuy nhiên ở tốc độ cao, phanh tay cần nhiều thời gian hơn.
Việc sử dụng phanh tay cũng rất nguy hiểm. Phanh tay thường được sử dụng khi xe lên dốc. Nếu sử dụng phanh tay không đúng cách có thể làm văng xe sang một bên.
Các biện pháp dừng xe khác
Biện pháp 1: Hạ cửa sổ xuống để tăng sức cản không khí trong xe của bạn
Phương pháp này sẽ không làm dừng hẳn xe. Tuy nhiên, nó có thể giúp xe chậm lại một chút. Thêm vào đó, bạn có thể kêu lên để các tài xế khác biết để tránh đường.
Biện pháp 2: Rẽ vào đường tránh hoặc một ngọn đồi
Nếu có thể, hãy tìm một con đường lên một ngọn đồi hoặc một con đường tránh. Độ dốc có thể giảm tốc độ đủ để xe dừng lại.
Biện pháp 3: Xoay chìa khóa sang vị trí tắt
Tắt chìa khóa chỉ áp dụng khi các biện pháp khác không có hiệu quả.
Tắt chìa khóa chỉ áp dụng khi các biện pháp khác không đem lại hiệu quả. Hãy đợi cho đến khi xe giảm tốc độ nhất có thể, sau đó chuyển chìa khóa về nút tắt, chú ý chỉ tắt một nấc. Tuy nhiên, tắt chìa khóa xe đột ngột có thể khiến xe bị quay vòng hoặc mất kiểm soát.
Chú ý: Tắt chứ không phải là khóa, nếu khóa thì bạn không thể sử dụng vô-lăng được.
Biện pháp 4: Kéo xe của bạn dọc theo đường ta-luy
Đây được xem là biện pháp cuối cùng. Lái xe ô tô dọc theo các đường ta-luy hoặc đường rào chắn. Điều này có thể giúp xe chậm lại nhưng có thể khiến chiếc xe bị xước và hỏng hóc.
(Nguồn ảnh: Internet)