Các trường dạy lái xe hiện nay chủ yếu đào tạo để học viên biết lái xe mà quên mất vai trò quan trọng của các kỹ năng lái xe an toàn giao thông.
Lỗi vượt xe không đúng cách là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tai nạn giao thông ở nước ta.
Vượt xe đúng luật
Căn cứ vào điều 14 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định:
Điều 14. Vượt xe
1. Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
2. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
4. Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:
a) Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
b) Khi xe điện đang chạy giữa đường;
c) Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
5. Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Trên cầu hẹp có một làn xe;
c) Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;
d) Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
đ) Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;
e) Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
Cách sử dụng xi-nhan đúng luật để đảm bảo an toàn giao thông.
Vượt xe đúng cách
Sau khi chúng ta đã học cách vượt xe ô tô đúng luật thì chúng ta nên biết các quy tắc để vượt xe đúng cách. Quy trình đúng khi vượt xe như sau:
1. Tài xế không nên đi quá gần xe phía trước để tránh rơi vào điểm mù. Đảm bảo cho các tài xế phía trước biết được bạn đang đi phía sau của xe. Hơn nữa, bạn cũng phải quan sát xem phía trước có chướng ngại vật hay không. Việc giữ một khoảng cách an toàn giúp bạn có tầm quan sát rộng hơn để quan sát các tình huống phía trước.
2. Bật xi-nhan trái đồng thời bấm còi / nháy pha để xin vượt.
3. Không nên vượt ngay mà đợi cho tài xế phía trước nhận được tín hiệu và cho phép bạn vượt hay không.
4. Xem xét các điều kiện khác để vượt như có đủ không gian trống phía trước hay không, hoặc đằng trước có xe ngược chiều hoặc vật cản không.
5. Khi vượt hãy vượt một cách dứt khoát, không nên đi quá sát vào xe phía trước. Chú ý lúc này vẫn phải kiểm soát tầm nhìn và tay lái.
6. Khi vượt qua rồi, tài xế không nên đánh xe sang làn của mình mà này nhìn vào gương bên phải xem có đủ khoảng trống hay không nhằm để tránh cụp mặt xe.
7. Sau đó tài xế có thể tắt xi-nhan và tiếp tục hành trình.
Các trường hợp tài xế được vượt phải
Theo quy chuẩn 41/2016/ BGTVT thì cụm từ “vượt phải” được phân tích như sau:
“Vượt phải là tình huống giao thông, trong đó một phương tiện vượt phương tiện khác về phía bên phải của phương tiện bị vượt trên cùng một chiều đường tại các đường chỉ có một làn xe cơ giới mỗi chiều. Các phương tiện không được phép vượt phải nhau trừ một số trường hợp được quy định trong Luật Giao thông đường bộ”.
Như vậy, các tài xế chỉ có thể vượt phải trên đường chỉ có một làn xe cơ giới mỗi chiều. Có thể hiểu, nếu xe A chạy sau xe B, không thể vượt bên trái nên chuyển hướng sang làn bên phải mà các phương tiện trên các làn theo cùng một chiều đường, không cùng làn xe B và chạy nhanh hơn để vượt. Khi vượt tài xế phải có đầy đủ tín hiệu và chạy đúng tốc độ quy định để vượt qua, sau đó quay lại làn nếu muốn.
Các trường hợp tài xế được phép vượt phải.
Tuy nhiên, đừng hiểu nhầm nếu ô tô có thể chuyển sang làn bên phải để chạy, nhưng nếu làn bên phải của xe máy, thì việc chuyển làn là hoàn toàn sai và thuộc lỗi đi sai làn đường.
Ngoài ra, có một số trường hợp đặc biệt dưới đây tài xế được phép vượt phải:
– Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái.
– Khi xe điện đang chạy giữa đường.
– Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
Ngoài ra, tại điểm c, khoản 5, điều 5, Nghị định 171/2013/NĐ-CP thì người điều khiển xe ô tô có thể vượt phải trong trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái.
Như vậy, nếu người điều khiển xe ô tô vượt phải không đúng theo một trong những quy tắc trên thì bị coi là vi phạm luật giao thông đường bộ và bị xử phạt theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP.
Mức phạt lỗi vượt xe không đúng quy định
Căn cứ điểm b khoản 6 điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
d) Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt (đối với loại phương tiện đang điều khiển); không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái;”
Tại điểm b khoản 11 điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều phương tiện còn người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe từ 1-3 tháng” .
Như vậy, đối với lỗi vượt xe không đúng quy định, tài xế ô tô có thể bị phạt từ 3-5 triệu đồng. Ngoài ra, bạn có thể bị áp dụng thêm hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1-3 tháng.
Kết luận: Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, tài xế cần tuân thủ những quy tắc lái xe an toàn và luôn cập nhật tin tức pháp luật mới nhất. Nắm và hiểu được luật giao thông một cách đầy đủ sẽ là cơ sở để xử lý tốt các tình huống xảy ra trong quá trình di chuyển.
(Nguồn ảnh: Internet)