Vòng tua máy là gì?
Khi khởi động xe, trục khuỷu bên trong động cơ bắt đầu quay. Các pit-tông của động cơ được nối với trục khuỷu và làm quay trục khuỷu thông qua chuyển động lên và xuống. Mỗi lần trục khuỷu hoàn thành một vòng quay 360 độ thì hoàn thành một vòng quay.
RPM viết tắt của “revolutions per minute” hoặc số vòng quay trên phút đề cập đến tốc độ quay của động cơ.
Vòng tua máy là thông số quan trọng để biết được:
Đồng hồ đo vòng tua máy (RPM) thường có bội số của 1.000, cũng có một số xe lấy bội số của 100. Ví dụ, nếu kim của máy đo tốc độ chỉ đến 3 hoặc 30, nó cho thấy rằng động cơ đang quay ở tốc độ 3.000 vòng/phút.
Không nên để kim đo vòng tua máy ở vạch đỏ quá lâu.
Phạm vi vòng tua máy cao nhất là phạm vi được đánh dấu bằng đường màu đỏ, cho biết vị trí bắt đầu động cơ có nguy cơ bị hỏng. Khi xe ở phạm vi vạch đỏ trong thời gian dài sẽ gây hại cho động cơ. Đây là cách bạn có thể sử dụng máy đo tốc độ hoặc máy đo rpm để vận hành xe một cách an toàn.
Cách chuyển số không bị giật
Nếu xe của bạn được trang bị hộp số sàn, bạn có thể quan sát đồng hồ đo vòng tua máy rpm để giúp cho việc chuyển số diễn ra trơn tru và cũng tránh được tình trạng xe bị chết máy.
Phương pháp đề pa từ số 1: Không cần phải đạp ga, nhấn chân côn từ từ, khi xe lăn bánh thì đệm chân ga, phương pháp này gọi là “côn đi trước”, phương pháp này không làm xe bị chết máy. Tăng vòng tua máy từ lúc xe chạy không tải lên ngưỡng từ 1.300-1.500 vòng/phút, sau đó chỉ nhả chân côn để tăng tốc độ của xe.
Với hộp số sàn, từ điểm dừng, tài xế nên nhả chân côn thật chậm trong khi vẫn đảm bảo rằng vòng tua máy không giảm xuống 500 vòng/phút. Một khi xe lăn bánh, bạn nhấn chân ga để tăng tốc, mặc dù lúc đầu xe có bị hơi giật.
Tùy vào đời xe với thiết kế động cơ và hộp số mà có ngưỡng chuyển khác nhau.
Khi chuyển lên các số cao, bạn phải chuyển lên các số cao hơn để có hể tiếp tục tăng tốc nhanh hơn. Khi tăng tốc nhẹ, chuyển sang số tiếp theo khi RPM khoảng 3.000 vòng/phút. Khi tăng tốc mạnh, hãy sang số khi máy đo RPM hiển thị khoảng 4.000-5.000 vòng/phút.
Khi chuyển xuống các số thấp, bạn cần phải giảm tốc độ và quan sát vòng tua máy để quyết định thời điểm sang số. Đạp chân côn đến vòng tua máy mà bạn thường chuyển số. Tiếp theo, chuyển xuống số thấp nhất, rồi từ từ nhả hết chân côn. Bạn sẽ ở dải số trên và có thể giảm tốc độ một cách an toàn bằng cách nhả chân ga từ từ.
Cách kiểm tra động cơ và hộp số
Theo kinh nghiệm lái xe, sử dụng đồng hồ đo vòng tua máy rpm, bạn có thể xác định xem động cơ và hộp số của ô tô có hoạt động bình thường hay không. Quan sát máy đo vòng tua động cơ khi xe của bạn ở chế độ không tải và tìm các dấu hiệu hoặc triệu chứng sau:
1. Kiểm tra hoạt động của động cơ và hộp số khi xe chạy không tải
Dấu hiệu | Nguyên nhân |
Điều hòa tắt, bật và vòng tua máy dao động trên dưới 100 rpm sau mỗi 10 giây. | Bình thường |
Vòng tua máy rớt xuống khoảng vài trăm rpm hoặc tăng lên trên 1.000 rpm khi làm nóng động cơ | Cần mang xe ra garage để kiểm tra nguyên nhân |
Vòng tua máy tăng | Cho biết động cơ đang gặp vấn để liên quan chỉ số đo không khí hoặc nhiên liệu chẳng hạn như lỗi cảm biến lưu lượng khí nạp |
Động cơ giật khục | Xe đang bị bỏ máy |
2. Theo dõi vòng tua máy ở tốc độ không đổi
Dấu hiệu | Nguyên nhân |
Vòng tua máy giữ ở mức ổn định nhưng tốc độ giảm dần | Vấn đề liên quan đến ly hợp |
Vòng tua máy tăng cao khi bạn giữ tốc độ ổn định | Vấn đề liên quan đến chỉ số không khí hoặc nhiên liệu |
Có thể bạn quan tâm:
Sử dụng đồng hồ đo vòng tua máy hiệu quả
– Chuyển từng số một, không chuyển nhiều số cùng một lúc: Nếu bạn chuyển số nhảy cóc, bạn có thể vô tình làm vòng tua máy vào vạch đỏ.
– Không thốc ga đột ngột: Sẽ khiến vòng tua máy lên quá cao và có thể khiến hộp số bị hỏng.
– Duy trì hiệu quả sử dụng nhiên liệu: Để tiết kiệm nhiên liệu tốt nhất, hãy giữ vòng tua máy của xe trong khoảng 1.500 – 2.000 vòng/phút khi lái xe ở tốc độ không đổi. Vòng tua máy càng cao xe càng sử dụng nhiều nhiên liệu.
(Nguồn ảnh: Internet)