Cách đổi mới GPLX Online tại nhà
Hiện nay, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã cho phép đổi mới GPLX tại nhà thông qua mạng Internet. Các đối tượng được áp dụng.
Website đổi, cấp lại GPLX trực tuyến.
Để thực hiện đăng kí đổi giấy phép lái xe, cấp bằng lái xe quốc tế, bạn truy cập vào trang website của Tổng cục đường bộ Việt Nam để tiến hành nhập thông tin: Tại đây.
Thủ tục cấp lại bằng lái xe máy, ô tô bị mất nhanh nhất
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp lại GPLX
Theo tin tức pháp luật, tại khoản 2, điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định, người có Giấy phép lái xe bị mất cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ xin cấp lại Giấy phép lái xe như sau:
– Đơn đề nghị đổi, cấp lại Giấy phép lái xe theo mẫu quy định
– Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu gồm: CMND, CCCD, hộ chiếu (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).
– Giấy chứng nhận sức khỏe của người lái xe do Bệnh viện đa khoa cấp quận huyện trở lên cấp, thời gian khám sức khỏe trong vòng 6 tháng trở lại (trường hợp cấp lại GPLX không thời hạn A1, A2, A3 thì không cần).
* Lệ phí cấp lại GPLX: 135.000 đồng.
Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị đổi Giấy phép lái xe đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải
Nộp hồ sơ tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải
*Khi làm thủ tục cấp lại giấy phép lái xe, người lái xe được cơ quan cấp giấy phép lái xe chụp ảnh, không phải mang theo ảnh chụp và xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên để đối chiếu.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể nộp hồ sơ tại các địa điểm sau:
Tại Hà Nội, bạn nộp hồ sơ tại các địa điểm sau:
Tại các địa phương, bạn phải nộp hồ sơ tại Sở Giao thông vận tải cấp tỉnh.
Bước 3: Đóng tiền và nhận giấy hẹn đến lấy bằng mới
Bước 4: Hoàn thành
Bạn sẽ chờ hồ sơ xin cấp lại GPLX được xử lý trong vòng 60 ngày. Nếu GPLX cũ của bạn đang bị tạm giữ, bạn sẽ được gọi lên để đóng tiền phạt.
Bước 5: Đến nhận
Theo như thông tin trên giấy hẹn, bạn đến bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải để nhận Giấy phép lái xe được cấp lại.
Lưu ý:
Tham khảo: Phí sát hạch lái xe cấp lại
Một số câu hỏi thường gặp khi cấp đổi lại bằng lái xe
Đổi mới GPLX trong những trường hợp nào?
Giấy phép lái xe ô tô hiện hành.
Giấy phép lái xe được đổi trong các trường hợp sau:
Cấp lại, đổi GPLX hạng A1 có cần giấy khám sức khỏe hay không?
Đối với GPLX không có thời hạn ví dụ bằng lái A1 thì sẽ không cần giấy khám sức khỏe khi cấp lại, đổi bằng lái. Trường hợp cấp, đổi bằng lái có thời hạn ví dụ bằng lái B1, B2 sẽ cần giấy khám sức khỏe.
Có cần hồ sơ gốc khi cấp lại bằng lái xe (trường hợp bị mất bằng lái) hay không?
Đối với bằng lái xe mới (bằng lái làm bằng vật liệu PET) bị mất, khi làm lại không cần nộp hồ sơ gốc. Nếu là bằng cũ (làm bằng giấy) cần có hồ sơ gốc để cấp lại bằng. Nếu mất hồ sơ gốc bạn hãy liên hệ Sở GTVT khu vực bạn đang sinh sống để được tư vấn, khả năng sẽ phải học và thi lại sát hạch.
Thi bằng lái ở tỉnh khác, muốn cấp lại bằng ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh có được không?
Hiện tại, bạn hoàn toàn có thể nộp hồ sơ xin cấp, đổi bằng lái xe tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh bình thường, thời gian cấp lại sẽ lâu hơn khoảng 7-10 ngày do Sở GTVT thành phố cần xác minh hồ sơ của bạn với sở GTVT ở nơi bạn đã được cấp bằng lái xe trước đó.
Thời gian cấp lại, đổi bằng lái xe mất bao lâu?
Đối với cấp lại bằng lái xe khi bị mất, thời gian xác minh và cấp lại mất khoảng 2-3 tháng do cơ quan cấp lại cần phải xác minh GPLX của bạn có đang bị vi phạm và giam bằng ở đâu hay không. Tuy nhiên, bạn yên tâm khi làm hồ sơ cấp lại sẽ có giấy hẹn lấy bằng lái xe, bạn có thể xuất trình giấy hẹn khi CSGT yêu cầu xuất trình bằng lái xe.
(Nguồn ảnh: Internet)