Kiểm tra trước hành trình
Đèn chiếu sáng, phanh, lốp, các dây đai truyền động, dầu là những thứ bạn cần kiểm tra trước mỗi chuyến đi. Nếu bạn có kế hoạch cho một hành trình dài ngày bạn nên đưa xe vào hãng hoặc gara để kiểm tra toàn bộ xe.
Nên trang bị một bộ bơm vá lốp, túi cứu thương, đèn pin, dụng cụ đo áp suất lốp, dây câu bình đề phòng khi sự cố xảy ra. Châm thêm các dung dịch làm mát hay nước rửa kính nếu thiếu.
Giữ khoảng cách an toàn
Luôn tuân thủ khoản cách an toàn với các phương tiện phía trước. Theo đó, luật Đường bộ quy định với những đoạn đường khô ráo, khoảng cách giữa các xe như sau:
Tốc độ lưu thông | Khoảng cách tối thiểu |
60km/h | 30m |
60 – 80km/h | 50m |
80 – 100km/h | 70m |
100 – 120km/h | 90m |
Khi đi trên các cung đường lạ, hãy cẩn trọng để ý các biển báo bên đường, đặc biệt là biển báo khu dân cư, biển giới hạn tốc độ, biển cấm vượt…. để tránh bị mắc lỗi oan ức.Trong điều kiện thời tiết xấu, mặt đường trơn trượt, không đảm bảo tầm nhìn, bạn nên tạo khoảng cách an toàn lớn hơn và giảm tốc độ lại để kíp thời xử lý được những tình huống bất ngờ.
Quan sát biển báo
Khi đi trên các cung đường lạ, hãy cẩn trọng để ý các biển báo bên đường, đặc biệt là biển báo khu dân cư, biển giới hạn tốc độ, biển cấm vượt…. để tránh bị mắc lỗi oan ức. Ngoài ra khi đi đường đèo nên lưu ý các bảng cảnh báo nguy hiểm sạt lỡ để sẵn sàng tâm lý khi có tình huống nguy hiểm xảy ra.
Cẩn trọng khi vượt xe
Khi muốn vượt xe khác trên đường, bạn cần phải nhớ các việc sau:
Đảm bảo đường đi thông thoáng, không chướng ngại vật và đủ điều kiện để vượt. Bắt buộc phải có dấu hiệu xin vượt bằng cách bật xi nhan trái, nháy đèn pha hoặc còi xe và tăng tốc vượt dứt khoát khi xe phía trước đồng ý cho vượt. Khi đã vượt xong, cần xi nhan phải, tạo khoảng cách an toàn để nhập lại vào làn của mình, tránh cắt đầu xe đã vượt, giảm tốc độ từ từ về tốc độ quy định.
Hạn chế việc chuyển làn liên tục, sẽ gây nguy hiểm cho bạn và xe khác đặc biệt là trên cao tốc. Tuyệt đối không vượt ở nơi khuất tầm nhìn, đặt biệt là đường đèo, góc cua, hoặc tầm quan sát không đảm bảo.
Các phương tiện chỉ được vượt phải trong các trường hợp: Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái; Khi xe điện đang chạy giữa đường; Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được; Đường mà một chiều có từ hai làn đường trở lên.
Nghĩ ngơi khi có dấu hiệu buồn ngủ
Ngủ gật sau vô lăng cực kì nghiêm trọng, bởi chỉ một tích tắc tài xế mất kiểm soát cũng để lại những hậu quả ghê gớm. Vì vậy, khi di chuyển trên cung đường xa, nếu cảm thấy các dấu hiệu sau cần dừng lại nghĩ ngơi như: mệt mỏi, khó chịu, không thể tập trung, khó mở mắt, đầu óc mơ màng ,đi chệch làn đường, lái xe chệnh choạng.
Hạn chế lạm dụng các chất kích thích như trà, cà phê, nước tăng lực mà hãy dừng lại và thoát khỏi xe, hít thở sâu cho đến khi cơ thể cảm thấy sẵn sàng để tiếp tục hành trình, tốt nhất nên dừng lại sau mỗi hai giờ điều khiển xe.
Sử dụng đèn đúng mục đích
Công nghệ đèn pha của chiếc xe (ô tô, xe máy) ngày càng tốt hơn, sáng hơn và an toàn hơn. Tuy nhiên, nếu người điều khiển xe sai mục đích lại vô tình tạo ra sự khó chịu thậm chí gây tai nạn đang tiếc khi tham gia lưu thông. Vì vậy chỉ nên sử dụng đèn pha khi sang đường hoặc cần vượt, xin nhường đường hay nhắc nhở xe khác hạ đèn pha, trên những đoạn đường vắng, ít phương tiện hoặc trên cao tốc để tăng tầm quan sát. Khi thấy ánh đèn xe từ phía trước hướng ngược lại nên chuyển sang chế độ đèn chiếu gần (đèn cos).
Khi thấy xe đối diện nháy đèn pha nên kiểm tra lại xem mình đang sử dụng đèn pha hay cốt, nếu bật pha hãy chuyển lại đèn cốt. Không nên lắp thêm các loại đèn tăng công suất, không đúng chuẩn với chóa đèn xe có thể làm lóa mắt người đối diện hoặc làm hỏng chính chiếc xe của bạn vì lắp đặt vượt quá khả năng chịu tải của xe.