Người mua chắc không còn xa lạ với những khái niệm như “mua bia kèm lạc”, đây là hình thức mua bán ám chỉ việc mua một sản phẩm nhưng phải mua kèm theo các phụ kiện để gia tăng lợi nhuận. Các đại lý bán xe hơi ở Việt Nam vẫn áp dụng chiêu trò này nhưng được “cải tiến” dưới nhiều hình thức khác nhau.
Chào mới khách hàng nâng cấp, mua thêm các phụ kiện, option
Đây là hình thức khá phổ biến hiện nay. Cụ thể, khách hàng được các đại lý chào mới các gói phụ kiện hoặc option. Nếu khách hàng đồng ý sẽ được nhân viên hứa sẽ giao xe sớm hơn. Cụ thể mới đây, sự việc khách hàng mua Toyota Corolla Cross tố đại lý ép mua thêm các gói phụ kiện dán kính, trải sàn, camera 360 độ, camera hành trình, bậc lên xuống… có giá trị lên đến hàng chục triệu đồng.
Nhiều đại lý ép khách mua thêm những phụ kiện hoặc gói dịch vụ không cần thiết.
Đây là các gói phụ kiện “có cũng được, không có cũng không sao”, nhưng nếu người mua những phụ kiện này sẽ được đại lý hứa sẽ trả xe sớm hơn. Tính ra chi phí cho các gói phụ kiện có thể nâng giá xe lên cả trăm triệu đồng. Người cần phải cảnh giác chiêu trò này của đại lý.
Người mua cũng được giới thiệu mua các gói chăm sóc bảo dưỡng xe trong một thời gian nhất định
Khách hàng sẽ được giới thiệu mua các gói bảo hiểm vật chất, các gói chăm sóc bảo dưỡng. Hầu như, các đại lý liên kết các công ty bảo hiểm, hoặc cơ sở dịch vụ chăm sóc bảo dưỡng để ràng buộc người mua chăm sóc ở cơ sở của mình. Mục đích sâu xa của việc này cũng chính là để tối đa lợi nhuận.
Tin bài được quan tâm nhiều nhất:
Lấy của người thừa chia cho người cần
Đây là chiêu cũ nhưng vẫn được một số đại lý áp dụng. Ví dụ khi mua xe bán tải, khách hàng thường để lại các thanh nẹp phía sau của xe vì muốn lắp thêm các thùng xe. Thường thì khách hàng sẽ để lại đồ này, đại lý sau đó bán lại cho người khác với giá lên đến cả chục triệu đồng. Như vậy, người đại lý đã nghiễm nhiên đút túi hàng chục triệu đồng từ những vật dụng mà khách hàng bỏ lại.
Khống giá phụ kiện
Nói là chương trình giảm giá, khách hàng được ưu đãi hàng chục triệu đồng, nhưng giá không giảm trực tiếp vào sản phẩm mà đã bao gồm giá các phụ kiện được “khống giá lên cả chục triệu đồng so với giá trị thật, tạo cho khách hàng lòng tin là mình đang được mua với giá hời. Tuy nhiên, thực chất các phụ kiện này đều có giá rất rẻ và có xuất xứ không rõ ràng.
Người mua cần tỉnh táo trước những chiêu thức của các đại lý bán xe.
Tạo “hiện tượng khan hàng ảo”
Hiện nay, nhiều các mẫu xe dù vẫn còn hàng ở trong nước, lượng bán ra cũng hạn chế nhưng nhiều đại lý tạo hiện tượng cháy hàng, khan hàng ảo để kích thích tâm lý người mua đặt cọc. Tuy nhiên, sau một vài tuần, các mẫu xe này lại được giao bán trở lại.
Theo kinh nghiệm mua bán xe ô tô, các chiêu thức trên gia tăng lợi nhuận cho đại lý từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng, đặc biệt đối với các xe “hot” được khách hàng quan tâm, nguồn cung hiếm. Người mua nên cân nhắc, chủ động tìm hiểu thông tin, không nên bị kích động bởi tâm lý đám đông mà sa vào bẫy của dân buôn hay các đại lý xe hơi.
(Nguồn ảnh: Internet)