Nhiều tài xế sau khi bị tước giấy phép lái xe nhất quyết không chịu nộp phạt mà có ý định thi lại bằng lái, nhưng đây là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị phạt tới 5 triệu đồng.

Một độc giả gửi câu hỏi về chuyên mục tư vấn pháp luật của Oto.com.vn như sau: ” Sau khi bị CSGT tịch thu giấy phép lái xe ô tô Kia Morning, nhưng tôi phải di chuyển rất nhiều. Nhiều người khuyên tôi giả báo mất bằng để được cấp bằng lái xe mới. Việc này có sai luật không và liệu tôi có bị phạt trong trường hợp này?”.





Thực tế, nhiều tài xế dù không mất bằng lái nhưng vẫn muốn thêm một bằng lái xe nữa, phòng trong trường hợp nếu bị tịch thu thì vẫn còn bằng lái xe khác. Tuy nhiên, việc này hoàn toàn sai và bạn có thể bị phạt nặng khi khai báo không đúng sự thật. 

Trong trường hợp bạn không muốn nộp phạt hay dù không mất mà vẫn muốn làm bằng lái xe mới thì cơ quan chức năng đầu tiên sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ trước. Nếu phát hiện gian lận thì mức xử phạt cũng rất nặng, thậm chí bạn có thể bị hủy hồ sơ gốc.

Bị tước Giấy phép lái xe, đi làm bằng mới được không?

CSGT làm việc với người vi phạm.


Cụ thể, tại Điểm g, Khoản 3, Điều 37 Nghị định 100/NĐ-CP về xử phạt hành vi vi phạm đào tạo và sát hạch lái xe:

– Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với cá nhân khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được học, kiểm tra, sát hạch cấp mới, cấp lại Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ. 

Nếu bạn chưa biết, GPLX được cấp lại mặc dù có chung số GPLX với GPLX cũ, nhưng số phôi hoàn toàn khác. Cơ sở dữ liệu của CSGT chỉ lưu lại số phôi của GPLX được cấp lần cuối cùng, vì thế nếu bạn sử dụng GPLX báo mất sẽ không khó để lực lượng chức năng phát hiện và xử lý.   

Về cấp lại Giấy phép lái xe cũng có những điều kiện riêng và đã được quy định tại Khoản 2 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT :

“Điều 36. Cấp lại giấy phép lái xe


– Người có giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, được xét cấp lại giấy phép lái xe.

– Sau thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện giấy phép lái xe đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, bạn sẽ được cấp lại giấy phép lái xe.”

Trong trường hợp bạn bị tước GPLX  thì bạn không được phép tham gia giao thông. Nếu bạn bị tạm giữ GPLX thì trong thời hạn bị tạm giữ bạn vẫn được phép điều khiển phương tiện. Việc tạm giữ giấy phép lái xe không làm ảnh hưởng đến quyền sử dụng giấy phép mà chỉ đảm bảo bạn nộp tiền phạt đúng hạn. Nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản, người vi phạm chưa đến để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.

(Nguồn ảnh: Internet) 


TIN LIÊN QUAN

Vẫn bị xử phạt vì lỗi dừng đỗ xe dù đã bật đèn cảnh báo?

Trường hợp dừng đỗ xe ô tô nơi có biển cấm dừng cấm đỗ, lực lượng CSGT có quyền kiểm tra và lập biên bản xử phạt dù người điều khiển phương tiện đã bật đèn cảnh báo.

Xem chi tiết: Vẫn bị xử phạt vì lỗi dừng đỗ xe dù đã bật đèn cảnh báo?

Vi phạm tốc độ lần thứ hai có bị áp dụng tình tiết tăng nặng?

Trường hợp vi phạm tốc độ lần thứ hai trở lên, CSGT sẽ có quyền áp dụng tình tiết tăng nặng để xử phạt.

Xem chi tiết: Vi phạm tốc độ lần thứ hai có bị áp dụng tình tiết tăng nặng?

Mức xử phạt đối với lỗi không bật xi nhan trong các trường hợp bắt buộc

Lỗi không bật xi nhan của xe ô tô được chia thành hai trường hợp là lỗi chuyển làn không xi nhan và lỗi chuyển hướng không xi nhan.

Xem chi tiết: Mức xử phạt đối với lỗi không bật xi nhan trong các trường hợp bắt buộc

Các trường hợp người điều khiển phương tiện bắt buộc phải bật xi nhan

Khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện phải bật đèn xi nhan nếu muốn chuyển làn đường, vượt xe, chuyển hướng xe,...

Xem chi tiết: Các trường hợp người điều khiển phương tiện bắt buộc phải bật xi nhan

Mức xử phạt trong trường hợp xe không có biển số

Các phương tiện không có biển số xe mà không thuộc trường hợp đăng kí tạm thời theo quy định thì trong thời hạn 30 ngày từ ngày chuyển quyền sở hữu xe sẽ không được lưu thông. Nếu vi phạm có thể sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Xem chi tiết: Mức xử phạt trong trường hợp xe không có biển số

Mức xử phạt đối với hành vi sử dụng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện

Người có hành vi sử dụng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện giao thông có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xem chi tiết: Mức xử phạt đối với hành vi sử dụng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện

Lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe sẽ bị phạt như thế nào?

Hành vi sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Xem chi tiết: Lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe sẽ bị phạt như thế nào?

Người không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông sẽ bị phạt như thế nào?

Mức phạt hành vi không chấp hành hiệu lệnh của CSGT đã tăng mạnh theo quy định ở Nghị định 100.

Xem chi tiết: Người không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông sẽ bị phạt như thế nào?

Bạn đã hiểu rõ những hiệu lệnh của cảnh sát giao thông?

Cảnh sát giao thông có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Thẩm quyền của cảnh sát cơ động, cảnh sát hình sự trong việc xử phạt vi phạm giao thông?

Cảnh sát cơ động có được phép dừng xe ngay cả khi không vi phạm luật giao thông?

Dừng đăng kiểm ô tô biển ngoại giao quá hạn nhưng chưa sang tên

Quyền hạn của cảnh sát cơ động trong việc xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ

Cảnh sát cơ động có quyền xử lý vi phạm giao thông không?

Mức xử phạt đối với các trường hợp đỗ xe trên vỉa hè, đi xe lên hè phố

Bài viết khác

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất