Hiện nay, có rất nhiều người tham gia giao thông có thói quen bật đèn pha (đèn chiếu xa) khi điều khiển phương tiện di chuyển trong khu vực nội thành, gây nguy hiểm cho các phương tiện đi ngược chiều tại các tuyến đường hai chiều. Điều này, dù là vô tình hay cố ý cũng tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông do người điều phương tiện ngược chiều bị chói mắt, không làm chủ được phương tiện, đồng thời nguy cơ tai nạn liên hoàn tại các tuyến đường đông đúc cũng dễ xảy ra.
Đèn pha là gì?
Đèn pha hay đèn chiếu xa là hệ thống đèn chiếu sáng được lắp đặt trên ô tô, có cường độ ánh sáng mạnh và tầm chiếu cao. Đèn pha có tác dụng giúp người điều khiển ô tô có thể nhìn thấy các chướng ngại vật, biển báo giao thông, người… trong phạm vi từ xa và dễ dàng xử lý xe vận hành theo đúng quy định.
Với đặc tính này, đèn pha thường được sử dụng khi điều khiển xe vận hành trên các tuyến đường cao tốc hoặc đường trường. Tuy nhiên, có rất nhiều người tham gia giao thông vẫn sử dụng đèn pha khi điều khiển phương tiện di chuyển trong nội thành. Vậy lỗi bật đèn pha khi lái xe trong nội thành bị xử phạt như thế nào?
Bật đèn pha khi lái xe trong nội thành bị xử phạt như thế nào?
Theo các chuyên gia tư vấn pháp luật, dù là vô tình hay cố ý, việc bật đèn pha khi di chuyển trong nội thành là vi phạm quy định của Luật giao thông đường bộ 2008 và cũng sẽ bị xử phạt. Cụ thể, Khoản 3 Điều 5 của Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định mức xử phạt với người điều khiển xe ô tô không sử dụng đèn pha và sử dụng đèn pha không đúng quy định khi đi trong nội thành như sau:
Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
3. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
g) Không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 6 Điều này;
Ngoài ra, Khoản 4 của Điều 5 cũng quy định mức xử phạt với tài xế không sử dụng đèn chiếu sáng gần lùi khi chạy trong hầm đường bộ.
4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng, đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần; lùi.
12. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
c) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b Khoản 7; Điểm c, Điểm d, Điểm đ Khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các Điểm, Khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g, Điểm h Khoản 1; Điểm a, Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm g, Điểm h, Điểm i, Điểm k, Điểm l Khoản 2; Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g, Điểm h, Điểm k, Điểm l Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm e, Điểm g, Điểm h, Điểm i Khoản 4; Khoản 5; Điểm a Khoản 6; Điểm c Khoản 7;
Ảnh: Internet