Bằng B2 được lái những loại xe nào?
Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định cho hạng bằng lái xe B2 được lái các loại xe sau:
7. Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
Như vậy, bằng B2 được lái những loại xe như xe ô tô tải, ô tô chuyên dùng có tải trọng dưới 3,5 tấn, máy kéo kéo rơ moóc có tải trọng dưới 3,5 tấn và ô tô có đến 9 chỗ ngồi.
Bằng B2 là bằng lái xe phổ biến nhất hiện nay tại Việt Nam
Theo Oto.com.vn, B2 là bằng lái xe phổ biến nhất và số lượng tài xế có bằng lái B2 tham gia giao thông hiện nay tại nước ta cũng rất lớn. Ngoài ra, người có bằng lái xe B2 có thể đăng ký kinh doanh ngành lái xe như lái dịch vụ taxi, Grap, tài xế cho các hãng xe du lịch…
Thời gian đào tạo bằng lái B2
Khoản 1 Điều 13 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về thời gian đào tạo bằng lái xe như sau:
Điều 13. Đào tạo lái xe các hạng B1, B2, C
1. Thời gian đào tạo
b) Hạng B2: 588 giờ (lý thuyết: 168, thực hành lái xe: 420);
Ngoài ra, nếu muốn nâng hạng bằng B2 lên các hạng cao hơn, các chuyên gia tư vấn xe khuyên bạn nên tham khảo kỹ thông tin, căn cứ vào Điều 14 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT như sau:
Điều 14. Đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe
1. Thời gian đào tạo
c) Hạng B2 lên C: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144);
h) Hạng B2, D, E lên F tương ứng: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144);
Thời hạn sử dụng bằng lái xe B2
Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:
Điều 17. Thời hạn của giấy phép lái xe
3. Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
Điều khiển xe hạng B nhưng không có bằng lái sẽ bị phạt cao nhất là 6 triệu đồng
Điều khiển xe hạng B2 nhưng không có bằng lái bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ vào Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành vi vi phạm điều khiển phương tiện nhưng không có bằng lái như sau:
3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 7 Điều này;
4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 06 (sáu) tháng.
7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:
a) Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 06 (sáu) tháng trở lên;
b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
c) Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia.
8. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 5, Điểm b Khoản 7 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.