Bỏ qua nghi vấn đó, tôi đạp mạnh ga để có thể đến sớm hơn nhằm thêm thời gian vui chơi. Chạy một đoạn thì cảnh sát giao thông tuýt lại và đưa hình ảnh của máy bắn tốc độ ghi lại. Thế là ngậm ngùi ký vào biên bản vi phạm. Chuyến đi vì thế mà kém vui hẳn.
Về nhà, hỏi ông chú lái xe tải lâu năm hóa ra mới biết, đó là dấu hiệu cảnh báo có máy bắn tốc độ mà tài xế kia muốn nhắc nhở. Không chấp nhận sự thiếu hiểu biết này, thằng tài xế mới như tôi quyết tâm bỏ một buổi sáng để cố học hết những kiến thức có liên quan.
An toàn qua chốt cảnh sát giao thông
Theo đó, có rất nhiều cách trao đổi nhưng có thể nói nó tập trung chủ yếu vào 2 tín hiệu là nháy đèn và ra dấu. Thông tin truyền tải có thể là tình hình đoạn đường phía trước có cảnh sát giao thông hay không, rồi cám ơn thế nào, xin đường ra sao….
Đầu tiên, đối với 2 xe ngược chiều nếu muốn hỏi đoạn đường đã qua có cảnh sát giao thông hay không thì tài xế nháy đèn 3 lần. Để trả lời thì xe ngược chiều nháy đèn 1 lần cùng với lắc tay tức là báo hiệu không có. Nếu như có thì nháy đèn liên tục. Trường hợp nếu có cảnh sát giao thông từ 3-5 km tay chỉ nhá nhá xuống trước mặt. Xa hơn 5 km tay chỉ ra phía sau .
Nếu muốn hỏi có bắn tốc độ hay không thì cũng nháy đèn 3 lần và chỉ ngón tay xuống đất. Trả lời có thì cũng bằng cách nháy đèn liên tục và ra dấu đưa tay nắm như cây súng. Xong nếu gần thì chỉ xuống, xa trên 5 km chỉ ra đằng sau. Trường hợp không thì nháy đèn 1 lần và lắc tay.
Bên cạnh đó, tài xế có thể cảnh báo giảm tốc độ và cẩn thận bằng cách nháy đèn khi nhìn thấy nhau đồng thời đưa tay ra phía trước úp xuống vẫy nhẹ nhẹ. Ngoài ra, để báo cho biết có cảnh sát giao thông di động đang đi tuần thì nháy đèn đồng thời đưa tay như nắm tay ga xe 2 bánh.
Xin, nhường đường cũng là một nghệ thuật
Nếu đi vào đường hẹp có vật cản phía trước, xe đi ngược chiều nháy pha về phía bạn. Nghĩa là người nháy đèn có ý nhường đường. Họ sẽ đứng lại và ưu tiên cho bạn đi qua.
Nếu cả 2 xe đều nháy đèn xin đường thì người lái cần chủ động quyết định nên vượt hay nhường, dựa vào một số nguyên tắc như nếu vật cản ở phía mình thì nên nhường cho xe đối diện đi trước. Vật cản nằm ở giữa thì dựa vào khoảng cách 2 xe với vật cản, ai gần hơn thì sẽ được nhường đường đi trước. Hoặc nếu bên đối diện đang bị tắc nghẹn do quá nhiều phương tiện có thể được nhường đi trước để giải tỏa tắc đường.
Với trường hợp khác, đường nhỏ giao cắt có xe muốn đi ra, xe ở đường to có thể dừng và nháy đèn ra hiệu cho xe ở đường nhỏ rẽ ra trước. Tương tự trường hợp có xe muốn rẽ trái ở ngã tư cắt ngang đoàn xe đi thẳng, xe ở trục thẳng cũng có thể nháy đèn pha báo nhường đường.
Trường hợp 2 xe cùng chiều thì nếu muốn xin đường thì tài xế cần nháy đèn và bật xi nhan trái, nếu xe trước nhường thì họ sẽ chuyển làn. Lúc này, xe sau đi với tốc độ cao hơn xe đằng trước và vượt lên.
Trên đây là tất tần tật những cách trao đổi thông tin khi hai xe gặp nhau mà các tài xế thường hay dùng. Khi nhận được những tín hiệu trên các bác tài cảm ơn bằng cách đưa tay lên lòng bàn tay về phía trước gần giống như chào vậy.
Bên cạnh việc lái xe chấp hành quy định giao thông thì mọi người nên nắm kỹ để có thể hiểu rõ nhau hơn, tránh rơi vào những trường hợp khó xử hay tranh cãi lẫn nhau.