1. FWD: Ngày nay, các ô tô con 4-5 chỗ dạng sedan hầu hết đều sử dụng hệ dẫn động cầu trước. Hệ dẫn động này đem lại khá nhiều ưu điểm như: giá thành sản xuất xe thấp, trọng lượng giảm đáng kể, tiết kiệm nhiên liệu, tiết kiệm chi phí sửa chữa, bảo dưỡng dễ dàng. Nhược điểm của hệ dẫn động này là xe hoạt động không ổn định khi vận hành với tốc độ cao, vì vừa dẫn động, vừa dẫn hướng.
2. RWD: Dẫn động cầu sau hầu như chỉ áp dụng cho các mẫu sedan hạng sang và các mẫu SUV cỡ nhỏ. Ưu điểm của RWD là cho gia tốc nhanh hơn, tăng độ bám mặt đường. Nhược điểm của RWD là chi phí sản xuất cao, kết cấu nặng nề hơn, hệ thống phức tạp hơn.
3. AWD: Đây là hệ dẫn động toàn thời gian, bao gồm cả hai hệ dẫn động nói trên (FWD và RWD), nhằm tối ưu hóa ưu và nhược điểm của cả hai hệ dẫn động FWD và RWD. Hệ dẫn động này thường được trang bị cho các mẫu SUV cỡ lớn.
4. 4WD: Cơ chế hoạt động tương tự AWD. 4WD còn được hiểu đơn giản là dẫn động bán thời gian. Tức là, 4WD chỉ dẫn động cầu trước, hoặc dẫn động cầu sau tại mọi thời điểm được điều khiển tự động bằng điện tử mà không có chế độ “Low” hay “High”. 4WD chủ yếu được trang bị cho các mẫu xe thể thao đa dụng, SUV hạng sang, vì thế người ta gọi là “Crossover”.
5. Vi sai điện tử “2H” , “4H” , “4L”: Hệ thống này đa phần được trang bị cho các dòng xe bán tải, được điều khiển bằng điện tử chỉ với một nút bấm thường được đặt gần cần số. Hệ thống gài cầu điện cho phép chuyển đổi từ 2H sang 4H với tốc độ dưới 120 km/h và chân ga đã buông hẳn.
Riêng trường hợp chuyển từ 4H sang 4L, người lái bắt buộc phải dừng hẳn xe, đạp côn (hoặc thắng) ngắt ly hợp bằng cách chuyển cần số về N, rồi mới chuyển nút gài cầu.
“High”: 2H, 4H được hiểu nôm na là chế độ chạy tốc độ cao với công suất cao, mô-men xoắn cao.
“Low”: Trái ngược lại chữ L thể hiện chế độ tốc độ thấp nhưng mô-men xoắn cao.
2H: Chế độ vận hành xe bằng 2 bánh chủ động ở tốc độ cao, thường là bánh sau dẫn động. Chế độ này phần lớn được áp dụng cho các đời xe, vì chỉ sử dụng trên các đường đô thị, đồng bằng, nội đô thành phố…
4H: Chế độ vận hành bằng 4 bánh chủ động ở tốc độ cao, thường được sử dụng trên những mặt đường trơn trượt bị mất độ bám, đặc biệt rất hữu ít khi đi đường vừa trơn vừa cua, dốc.
4L: Chế độ 4 bánh chủ động nhưng đòi hỏi hoạt động với tốc độ thấp, vì lúc này xe sẽ cho lực kéo cao chỉ phù hợp khi leo các gờ cao, đoạn đường sỏi đá, lầy lội, hoặc kéo vật thật nặng…
Đối với chế độ vận hành 4L không nên đi quá tốc độ 40 km/h. Ngoài ra, khi muốn chuyển đổi từ hệ dẫn động 4H hoặc 4L về 2H về mặt lý thuyết thì hoàn toàn không phải dừng xe, hệ thống gài cầu điện tử sẽ giúp bạn việc này. Nhưng trên thực tế, nếu làm như vậy, rất dễ dẫn đến việc bị hóc hoặc kẹt cầu, cách sau đây sẽ an toàn hơn.
Khi muốn chuyển đổi từ hệ dẫn động 4H hoặc 4L sang 2H, bạn phải dừng hẳn xe, đưa vị trí cần số về số N, đạp côn (hoặc thắng) rồi chuyển vị trí công tắc gài cầu về 2H. Khi đèn báo gài cầu không còn nhấp nháy và tắt hẳn, thì lúc đó hệ thống mới được chuyển hoàn toàn sang 2H.
Trên đường bình thường (on-road) không nên sử dụng hệ dẫn động 4H. Điều này có thể khiến chiếc xe tiêu tốn nhiên liệu vào những việc không đáng.