Dự thảo Luật giao thông đường bộ 2020 với 10 điểm nhấn mới sẽ làm thay đổi thói quen, hành vi tham gia giao thông của nhiều người...

10 thay đổi của Luật giao thông đường bộ 2020

10 thay đổi của Luật giao thông đường bộ 2020.

Mặc dù đang trong giai đoạn xem xét nhưng dự thảo Luật giao thông đường bộ 2020 vẫn thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân và giới chuyên môn. Theo các chuyên gia tư vấn pháp luật ô tô, có khá nhiều chi tiết mới mẻ sẽ làm thay đổi hành vi của nhiều người để tránh mức phạt không đáng có:

1. Bắt buộc thắt dây an toàn cho tất cả các vị trí ghế ngồi có dây an toàn





Luật giao thông đường bộ 2008 quy định bắt buộc thắt dây an toàn đối với người ngồi ở hàng ghế trước. Thế nhưng, dự thảo Luật giao thông 2020 quy định, người ngồi trên xe ô tô bắt buộc phải cài dây an toàn nếu vị trí đó có trang bị này.

10 thay đổi của Luật giao thông đường bộ 2020

Bắt buộc thắt dây an toàn cho tất cả các vị trí ghế ngồi.

Dự thảo Luật giao thông 2020 chính thức có hiệu lực sẽ xóa bỏ sự bất đồng giữa Nghị định 100 và Luật giao thông 2008 bởi Nghị định 100 quy định tất cả các vị trí ngồi trên ô tô đều trang bị dây an toàn.

2. Không được vượt qua đèn xanh tại nút giao nếu đường tắc


Người điều khiển phương tiện giao thông nhìn thấy đèn xanh tại nút giao cắt giữa các tuyến đường vẫn phải dừng lại nếu phía trước đang ùn tắc. Người điều khiển “cố tình” cho phương tiện đi vào cũng khó thoát khỏi nút giao cho đến khi đèn tín hiệu giao thông chuyển màu khác. Quy định này nhằm tránh tắc đường cục bộ tại những nút giao giờ tan tầm.

10 thay đổi của Luật giao thông đường bộ 2020

Không được vượt qua đèn xanh tại nút giao nếu đường tắc.

3. Chỉ được chuyển một làn trên cao tốc

Mỗi lần chuyển làn tài xế chỉ thực hiện chuyển làn một lần, không được chuyển cùng lúc 2 làn đường. Ví dụ, trên cao tốc có 3 làn, nếu bạn muốn chuyển từ làn ngoài cùng đến làn trong cùng thì bạn phải di chuyển vào làn giữa, chạy ổn định mới tiếp tục chuyển sang làn trong cùng.

4. Không cố tình gây ra tiếng ồn, khói bụi

10 thay đổi của Luật giao thông đường bộ 2020

Tài xế không cố tình gây ra tiếng ồn, khói bụi.

Tài xế không được gây ra tiếng ồn, khói bụi mà thực tế có thể tránh được. Quy định này có thể giúp quản lý chặt chẽ hơn những loại xe hay nhả khói như xe bus, xe máy quá cũ hay những loại xe độ ống xả để tạo ra tiếng nổ to hơn.

5. Không được dừng xe đột ngột hoặc phanh gấp


Đây là điều không được khuyến khích nêu tại Dự thảo Luật giao thông đường bộ 2020. Tài xế không được dừng xe đột ngột hoặc phanh gấp, trừ trường hợp buộc phải làm như vậy để tránh nguy hiểm. Với quy định này, những xe dừng đột ngột vì đi quá điểm đến, quá lối rẽ sẽ đối diện với mức phạt khá nặng.

6. Cấm đi song song, dàn hàng ngang cản trở giao thông

10 thay đổi của Luật giao thông đường bộ 2020

Cấm đi song song, dàn hàng ngang cản trở giao thông.

Tình trạng các phương tiện đi song song vẫn thường diễn ra trên đường, đặc biệt trên đường cao tốc – nơi xe tải, xe container thường dàn hàng ngang, gây khó khăn cho các phương tiện khác.

7. Nhường đường cho xe bus, xe chở học sinh

Tài xế phải giảm tốc độ, thậm chí dừng lại nhường đường cho xe bus, xe chở học sinh ra/vào điểm đón trả khách. Quy định này nhằm đảm bảo sự an toàn cho học sinh, sinh viên trên xe.

8. Người lái xe máy điện, xe dưới 50 cc phải có bằng lái hạng A0

10 thay đổi của Luật giao thông đường bộ 2020

Người lái xe máy điện phải có bằng lái hạng A0.

Người điều khiển xe máy dưới 50 cc, xe đạp điện không quá 4KW phải có bằng lái xe A0 (Khoản 3, Điều 103). Quy định này giúp quản lý chặt nhóm người sử dụng xe nhỏ, xe máy điện và tầng lớp học sinh, sinh viên.

9. Xe máy điện, xe máy, xe đạp điện phải bật đèn nhận diện khi di chuyển

Các phương tiện gồm xe mô tô, xe máy điện, xe mô tô, xe máy,… bắt buộc phải bật đèn nhận diện được trang bị theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc bật ít nhất một đèn chiếu sáng gần phía trước hoặc đèn phía sau khi tham gia giao thông. Điều này, các phương tiện phải bật đèn cả ngày lẫn đêm khi tham gia giao thông. Nhiều luồng ý kiến trái chiều về tính hiệu quả của quy định này.

10. Dừng xe không quá 5 phút

Dừng xe là trạng thái đứng yên không quá 5 phút trong khi tài xế không rời khỏi vị trí, trừ trường hợp xuống đóng/mở xe hoặc làm các công việc khác như xếp dỡ hàng hoá, kiểm tra xe. Trong khi đó, đỗ xe là trạng thái đứng yên mà không phải là dừng xe. Như vậy, dừng xe quá 5 phút sẽ được hiểu là đỗ xe.

Nguồn ảnh: Internet


TIN LIÊN QUAN

Vẫn bị xử phạt vì lỗi dừng đỗ xe dù đã bật đèn cảnh báo?

Trường hợp dừng đỗ xe ô tô nơi có biển cấm dừng cấm đỗ, lực lượng CSGT có quyền kiểm tra và lập biên bản xử phạt dù người điều khiển phương tiện đã bật đèn cảnh báo.

Xem chi tiết: Vẫn bị xử phạt vì lỗi dừng đỗ xe dù đã bật đèn cảnh báo?

Vi phạm tốc độ lần thứ hai có bị áp dụng tình tiết tăng nặng?

Trường hợp vi phạm tốc độ lần thứ hai trở lên, CSGT sẽ có quyền áp dụng tình tiết tăng nặng để xử phạt.

Xem chi tiết: Vi phạm tốc độ lần thứ hai có bị áp dụng tình tiết tăng nặng?

Mức xử phạt đối với lỗi không bật xi nhan trong các trường hợp bắt buộc

Lỗi không bật xi nhan của xe ô tô được chia thành hai trường hợp là lỗi chuyển làn không xi nhan và lỗi chuyển hướng không xi nhan.

Xem chi tiết: Mức xử phạt đối với lỗi không bật xi nhan trong các trường hợp bắt buộc

Các trường hợp người điều khiển phương tiện bắt buộc phải bật xi nhan

Khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện phải bật đèn xi nhan nếu muốn chuyển làn đường, vượt xe, chuyển hướng xe,...

Xem chi tiết: Các trường hợp người điều khiển phương tiện bắt buộc phải bật xi nhan

Mức xử phạt trong trường hợp xe không có biển số

Các phương tiện không có biển số xe mà không thuộc trường hợp đăng kí tạm thời theo quy định thì trong thời hạn 30 ngày từ ngày chuyển quyền sở hữu xe sẽ không được lưu thông. Nếu vi phạm có thể sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Xem chi tiết: Mức xử phạt trong trường hợp xe không có biển số

Mức xử phạt đối với hành vi sử dụng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện

Người có hành vi sử dụng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện giao thông có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xem chi tiết: Mức xử phạt đối với hành vi sử dụng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện

Lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe sẽ bị phạt như thế nào?

Hành vi sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Xem chi tiết: Lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe sẽ bị phạt như thế nào?

Người không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông sẽ bị phạt như thế nào?

Mức phạt hành vi không chấp hành hiệu lệnh của CSGT đã tăng mạnh theo quy định ở Nghị định 100.

Xem chi tiết: Người không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông sẽ bị phạt như thế nào?

Bạn đã hiểu rõ những hiệu lệnh của cảnh sát giao thông?

Cảnh sát giao thông có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Thẩm quyền của cảnh sát cơ động, cảnh sát hình sự trong việc xử phạt vi phạm giao thông?

Cảnh sát cơ động có được phép dừng xe ngay cả khi không vi phạm luật giao thông?

Dừng đăng kiểm ô tô biển ngoại giao quá hạn nhưng chưa sang tên

Quyền hạn của cảnh sát cơ động trong việc xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ

Cảnh sát cơ động có quyền xử lý vi phạm giao thông không?

Mức xử phạt đối với các trường hợp đỗ xe trên vỉa hè, đi xe lên hè phố

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất