Sau Tết là thời điểm những người ăn Tết ở các tỉnh lẻ quay trở về các thành phố lớn làm việc, vậy nên tình hình giao thông sẽ vô cùng đông đúc và phức tạp. Vậy bạn nên làm gì để có 1 chuyến hành trình thoải mái và ít phiền toái hơn?
10 điều cần chú ý khi di chuyển về đô thị sau Tết
I/ Đối với người di chuyển bằng xe khách/xe đặt
Đặt xe từ sớm
Nếu bạn không muốn chịu cảnh chen chúc nhau trên xe khách thì bạn nên đặt xe sớm để có thể di chuyển dễ dàng nhất từ quê trở lại các thành phố lớn. Các dịch vụ cho đặt xe mà bạn có thể lựa chọn là xe limouse, xe giường nằm hay xe taxi ghép. Bạn cũng nên xác định rõ chiếc xe mà mình sẽ đặt, hỏi kĩ điểm đón, biển số xe và lưu số điện thoại của tài xế tránh trường hợp đi nhầm xe khách, xe taxi dù.
Lên rõ lộ trình đi xe
Bạn cần xác định được mình nên đi vào giờ nào. Lựa chọn thời gian trở lại các thành phố lớn hợp lí sẽ giúp bạn tránh được nhiều phiề toái. Nếu như quá đông đúc, bạn nên đi sớm hơn và đặc biệt nên tránh các giờ tan tầm.
Sau khi xác định thời gian, bạn hãy xác định phương tiện và số tiền cần chi trả cho việc di chuyển, ví dụ như bạn cần đi xe khách mất 70.000 đồng, sau đó di chuyển bằng xe ôm thêm 30.000 đồng nữa.
Không nên để lộ tiền bạc
Cất kĩ tiền bạc, đặc biệt nếu đi xe khách hoặc xe taxi. Trong trường hợp tự lái xe, việc cất kĩ tiền bạc cũng tránh cho bạn lọt vào tầm ngắm của công an. Bạn cũng nên chia nhỏ số tiền và cất vào nhiều chỗ.
Các vị trí tốt để cất tiền: ngăn nhỏ của ví, túi trong của áo khoác, túi nhỏ hay vị trí khó thấy trong balô, túi xách.
II/ Đối với người lái xe tự túc
Tuân thủ luật giao thông
Bạn nên nhớ rằng sau Tết là thời điểm công an giao thông đứng chốt rất nhiều để đảm bảo tình hình đường xá luôn thông thoáng. Vì vậy, chỉ cần 1 sơ suất nhỏ là bạn có thể đi tong vài triệu đồng. Bạn nên lái xe thật cẩn thận, tìm hiểu rõ về các tuyến đường có thể đi và đậu xe để tránh bị công an sờ gáy bất chợt.
Không nên đụng vào rượu bia
Tết là thời điểm sum họp bạn bè, gia đình, vì vậy mà chuyện uống rượu bia, nhậu nhẹt là vô cùng khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu bạn đã xác định rằng mình là người cầm lái thì bạn phải làm chủ được trước những lời mời mọc và biết từ chối một cách khéo léo trước bạn rượu. Trong trường hợp không thể từ chối, bạn nên suy nghĩ về việc tạm hoãn lịch trình để đảm bảo an toàn cho bản thân và ví tiền của mình.
Không nên mang vác quá nhiều đồ đạc
Trong trường hợp bạn đi xe khách thì việc mang nhiều đồ đạc khi quay trở lại các thành phố lớn là không nên. Bạn phải biết rằng, xe khách những ngày này trở nên vô cùng đông đúc và phức tạp. Nếu mang vác quá nhiều cộng thêm mật độ chen chúc dày đặc rất dễ khiến bạn mất đồ hay quên đồ. Trong trường hợp nếu đi xe khách mà bắt buộc phải mang nhiều đồ đạc, bạn nên đến bến đỗ sớm để có chỗ ngồi, hoặc viết tên + số điện thoại lên túi đồ để tránh mất hay thất lạc.
Sửa chữa xe trước khi bắt đầu hành trình
Đến Tết, những người không có thời gian hay có suy nghĩ rằng không nên sửa xe trước Tết vì giá tiền sửa chữa cao hơn ngày thường và vì đông nên chủ cửa hàng cũng khó có thể quan tâm đến chiếc xế của mình nhiều hơn được. Vậy giải pháp là bạn nên tiến hành sửa chữa lại xe ngay sau khi kết thúc nghỉ lễ để giúp cho hành trình quay lại thành phố làm việc thuận lợi hơn.
Tránh các tuyến đường có điểm giao với cao tốc
Cao tốc là một trong những tuyến đường được nhiều lái xe quan tâm nhất khi quay về thành phố, bởi lẽ cao tốc thường vắng và dễ di chuyển hơn so với quốc lộ. Tuy nhiên, chính bởi ai cũng nghĩ như vậy nên cao tốc lại trở nên đông đúc và thậm chí là tắc đường ở các điểm giao với quốc lộ trong thành phố. Vậy nên trong điều kiện những ngày sau Tết, bạn nên tránh các tuyến đường có điểm giao với cao tốc ví dụ như Đường vành đai 3, hay Quốc lộ Linh Đàm (Hà Nội).
Nên chọn giờ khởi hành phù hợp
Nếu bạn là người cầm lái xe, thì điều tốt nhất là bạn nên khởi hành tránh các giờ cao điểm. Hãy ước tính số km mà bạn phải chạy và số giờ mà bạn phải tiêu tốn để tránh các mốc thời gian như 8-9h sáng, 4-6h chiều vì đây là các giờ cao điểm đông đúc. Nếu chạy xe vào Hà Nọi/Tp.HCM và các giờ này thì bạn có thể sẽ gặp tình trạng tắc đường và tiêu tốn thêm càng nhiều thì giờ hơn.