1. Di chuyển sớm hơn
Nếu bạn đi sớm hơn, nghĩa là có khả năng bạn sẽ đến đích đúng giờ, do vậy sẽ làm giảm lo lắng trong quá trình lái xe. Tốt hơn hết là đến sớm để bạn có thời gian chuẩn bị cho công việc tiếp theo, thay vì phải vội vã trên đường để kịp giờ.
2. Nghe những bài hát ưa thích
Một nghiên cứu của Avis Car Hire cho thấy 52% người lái xe bị căng thẳng ít nhất một lần trong tuần và 7% bị căng thẳng mỗi ngày. Một nghiên cứu của Đại học Luân Đôn chỉ ra rằng 2/3 tài xế nghe nhạc để giảm mức độ căng thẳng. Nghe những bản nhạc bạn ưa thích có thể giúp bạn giảm stress trong khi lái xe.
Một số mẫu xe có hệ thống thông tin giải trí tốt: Hyundai Accent, Kia Soul, Hyundai Palisade, Mercedes-Benz GLA, Audi Q8/Porsche 911 và BMW 7-Series.
3. Tránh giờ cao điểm
Chúng ta đều biết rằng nên tránh giờ cao điểm khi lái xe, nhưng trong thực tế rất khó để thực hiện việc đó. Thông thường giờ cao điểm của Hà Nội vào buổi sáng từ 6h-9h giờ và buổi chiều từ 16h-19h30.
Thật khó để hạn chế di chuyển trong khung giờ này, nhưng nếu có thể hãy đi vào giờ thấp điểm, ngay cả trước 30 phút vì việc đó có thể giảm bớt thời gian của chuyến đi. Nếu công việc của bạn linh động, bạn cũng nên đi làm sớm hơn và rời văn phòng sớm hơn.
Hơn nữa, bạn cũng nên kiểm tra tình trạng giao thông, cũng như lập kế hoạch đến đích. Nắm được những thông tin này sẽ giúp bạn tránh được căng thẳng và áp lực về mặt thời gian. Nếu không đủ thời gian, hãy chấp nhận rằng bạn đến trễ, kiên nhẫn và kiểm soát tốc độ để đảm bảo an toàn thì quan trọng hơn.
5. Nghỉ ngơi một lát
Bạn cũng nên nghỉ ngơi ít nhất 2 lần/1h và trong ít nhất 15 phút, nên đi lại để giảm căng thẳng và tránh bị căng cơ. Nếu có thể thì hãy đi lại và ăn một chút bánh kẹo vì cơn đói có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung của bạn. Nghỉ ngơi cũng tốt cho lưng vì ngồi lái xe lâu có thể khiến lưng bị đau và khó vận động.
6. Tránh xung đột với tài xế khác
Một nghiên cứu của Carwow vào năm 2014 cho thấy 81% người lái xe đã trải qua những cuộc “đấu khẩu” trên đường. Và bạn nên tránh những cuộc đối đầu không đáng có, nhưng nếu bạn ở trong một vụ va chạm thì bạn nên bình tĩnh xử lý dù bất kể là họ có “ngu ngốc” đến mức nào, việc tránh một cơn thịnh nộ là điều cần thiết.
7. Không sử dụng còi khi không cần thiết
Cảm giác vội vã, hối hả khi bị kẹt cứng xe khiến mọi người tức giận và khó chịu, việc dùng còi sẽ không thể giúp bạn đi nhanh hơn mà còn làm những tài xế khác cảm thấy khó chịu.
8. Tắt mạng điện thoại
Tắt mạng điện thoại của bạn để tránh tin nhắn từ Facebook, Zalo khiến bạn bị phân tâm. Nên hãy kiểm tra chúng khi bạn nghỉ ngơi hoặc đến chỗ làm.
9. Dùng đèn pha
Dùng đèn pha đúng cách, tránh làm các tài xế khác bị lóa mắt. Nếu bạn gặp tài xế bật đèn pha làm lóa mắt bạn, đừng trả đũa bằng cách bật đèn pha lại vì sẽ làm tăng rủi ro gây tai nạn.
10. Giữ lũ trẻ trật tự
Phải thừa nhận rằng lũ trẻ nghịch ngợm và la hét khiến chúng ta đau đầu. Trước khi đi hãy mang tất cả những thứ để lũ trẻ được “bận rộn” như đồ ăn nhẹ, sách, đồ chơi để chúng không làm ảnh hưởng khi chúng ta đang lái xe.